Triển lảm ảnh “Việt Nam phòng chống dịch Covid-19 qua ống kính nghiếp ảnh”

1. Cơ quan chủ trì

– Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam

2. Đơn vị thực hiện – Ban Sáng tác – Triển lãm, Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam (Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam)

3. Mục đích, ý nghĩa

Nhằm tôn vinh những tác giả có tác phẩm chụp trong đợt đại dịch Covid2019, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành trong việc đẩy lùi đại dịch.

Khẳng định kết quả đã đạt được của những chủ trương, đường lối và những nỗ lực, của Đảng, Nhà nước, Tổng bí thư, Chủ tịch nước đã ra Lời kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài, hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, đồng thời nỗ lực hợp tác thiết thực, phối hợp kịp thời với các nước, bảo đảm chiến thắng đại dịch này.

Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch bệnh Covid-19, các ngành, các cấp, các địa phương, cả hệ thống chính trị đã đoàn kết, thống nhất triển khai quyết liệt nhiều biện pháp đồng bộ, vừa ngăn chặn, hạn chế tốc độ lây lan của dịch bệnh, vừa bảo đảm thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm an sinh, an toàn xã hội; bước đầu đã thu được nhiều kết quả tích cực, thể hiện sức mạnh đoàn kết dân tộc, sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong cuộc chiến đấu chống đại dịch, được thế giới ghi nhận và đánh giá cao. “ Đến giờ phút này, có thể nói Việt Nam đã cơ bản đẩy lùi được Covid-19” đã khẳng định hiệu quả trong công cuộc chống dịch Covid-19 của Việt Nam.

4. Đối tượng tham dự gửi ảnh triển lãm – Là các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp, nghệ sĩ nhiếp ảnh, phóng viên ảnh của các đơn vị báo chí và những người có điều kiện chụp ảnh phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam.

5. Nội dung:

“VIỆT NAM PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19 QUA ỐNG KÍNH NHIẾP ẢNH”

Bằng các tác phẩm nhiếp ảnh thể hiện: đất nước, con người trong sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày, trong công cuộc phòng chống dịch Covid-19, những tấm gương điển hình, những chiến sĩ trên tuyến đầu phòng chống dịch. Đồng thời đề cao những mặt tích cực của mọi tầng lớp xã hội chung tay góp sức tham gia chống dịch Covid-19. Khuyến khích những những tác phẩm giàu ý nghĩa mang hơi thở cuộc sống, những hình ảnh thực tiễn sinh động về cuộc chiến chống dịch Covid-19 tại Việt Nam.

6. Quy định về tác phẩm tham dự triển lãm ảnh

– Tác phẩm được sáng tác bằng phương pháp hiện thực báo chí.

– Ảnh dự triển lãm là ảnh được sáng tác từ khi bùng phát dịch Covid-19 tại Việt Nam. Hội đồng thẩm định sẽ chọn những tác phẩm phù hợp để trưng bày triển lãm. Ảnh dự triển lãm dưới dạng file ảnh kỹ thuật số, định dạng JPG, chiều dài nhất của file ảnh tối thiểu 3000pixels, độ phân giải 300dpi.

– Mỗi tác giả có quyền gửi 20 tác phẩm( Ảnh đơn hoặc Ảnh bộ, phóng sự ảnh) Ảnh tham gia triển lãm có thể là ảnh màu hoặc đen trắng tham dự triển lãm ảnh

+ Ảnh đơn: Mỗi ảnh là một tác phẩm.

+ Ảnh bộ, phóng sự ảnh: được coi là một tác phẩm, gồm từ 05 đến 08 ảnh. Ban Tổ chức yêu cầu có chú thích cho các tác phẩm ảnh. Đối với ảnh bộ, phóng sự ảnh tác giả phải đánh số thứ tự từ 1 đến 8 (trên trang website nhận ảnh sẽ có hướng dẫn cụ thể khi tác giả thực hiện việc gửi ảnh). Trong trường hợp tác giả gửi ảnh dự triển lãm bao gồm cả ảnh đơn và ảnh bộ thì ảnh đơn không trùng với ảnh trong bộ ảnh, phóng sự ảnh. Tác giả phải chịu trách nhiệm về bản quyền tác phẩm của mình. Ban Tổ chức không chịu trách nhiệm về bất cứ tranh chấp nào liên quan đến bản quyền tác phẩm.

– Khi có kết quả ảnh được chọn triển lãm, Ban Tổ chức sẽ thông báo tới các tác giả biết.

– Quyết định của Hội đồng thẩm định là kết quả chung cuộc.

7. Triển lãm tác phẩm

– Ban Tổ chức sẽ trưng bày triển lãm các tác phẩm được chọn. Mỗi tác phẩm trưng bày triển lãm được trả nhuận treo 500.000 đồng(Năm trăm ngàn đồng chẵn). Dự kiến trưng bày từ 150 đến 200 tác phẩm.Triển lãm không có giải thưởng như thông lệ các cuộc thi hoặc liên hoan.

3 – Những tác phẩm được chọn trưng bày triển lãm, ngoài việc chi trả nhuận ảnh, Hội sẽ cấp Bằng chứng nhận và tính điểm ( Cấp khu vực) theo Quy chế của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam.

– Hội NSNA Việt Nam sẽ công bố tác phẩm được chọn triển lãm theo hai phương án:

+ In phóng ảnh giấy, tổ chức khai mạc, triển lãm giao lưu với tác giả có ảnh treo triển lãm (Chi phí phóng ảnh sẽ do Hội thực hiện)

+ Triển lãm online trên mạng internet (Nếu chưa được phép tập trung đông người)

– Ban Tổ chức triển lãm có quyền sử dụng tác phẩm được chọn trưng bày triển lãm để phục vụ cho các hoạt động tuyên truyền, đối ngoại không nhằm mục đích thương mại mà không phải trả bất cứ một khoản thù lao nào khác.

8 Trách nhiệm của tác giả – Thực hiện đúng thể lệ của triển lãm ảnh. Việc tác giả gửi tác phẩm tham gia triển lãm coi như chấp thuận mọi quy định trong thể lệ.

9. Hội đồng thẩm định Do Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam ra quyết định thành lập. Mời các nhà báo, nghệ sĩ nhiếp ảnh, chuyên gia y tế có uy tín tham gia Hội đồng thẩm định.

10. Phương thức và thời gian gửi ảnh

– Tác giả gửi ảnh trực tiếp tại website: www.trienlamanhCovid-19.com

– Thời gian nhận tác phẩm dự chọn triển lãm đến hết ngày 20/05/2020.

– Từ ngày 21/5/2020 đến 25/5/2020 sẽ chấm chọn ảnh triển lãm.

– Dự kiến tổ chức triển lãm vào ngày 01/6/2020 tại Trung tâm Lưu trữ và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam (Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam)

– Thông tin Cuộc thi có thể tìm hiểu tại địa chỉ: Website : www.vapa.org.vn

– Thông tin chi tiết xin liên hệ:

+ Nguyễn Xuân Chính, ĐT: (024)3943.5885 – 0919480768 ( Ban Sáng tác Triển lãm, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam) Địa chỉ: 51 Trần Hưng Đạo – Hoàn Kiếm – Hà Nội

+ Hỗ trợ giải đáp thông tin và gửi file ảnh: Mai Vinh, ĐT: 02633700292.

Ban Tổ chức triển lãm ảnh mong nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp và không chuyên của các tỉnh, thành phố trên cả nước để triển lãm thành công tốt đẹp./.